Lập dự toán để làm gì ? Tại sao phải lập dự toán ?

Vậy Lập dự toán để làm gì ? và tại sao phải lập dự toán ? Tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này qua các lợi ích của việc lập dự toán mang lại dưới đây

LẬP DỰ TOÁN ĐỂ LÀM GÌ ? TẠI SAO PHẢI LẬP DỰ TOÁN ?

Đối với mỗi công trình xây dựng thì tối thiểu cần thực hiện các công việc sau: 

1. Lập hồ sơ xin phép xin phép xây dựng;

2. Lập bản vẽ thiết kế thi công;

3. Lập dự toán xây dựng công trình;

4. Triển khai thi công;

5. Hoàn công và bàn giao đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên thực tế hiện nay các dự án xây dựng nhà ở, Chủ nhà thường khoán luôn cho nhà thầu thi công và tính giá xây dựng theo m2 sàn mà bỏ qua luôn bước lập dự toán vì cho rằng Lập dự toán chẳng để làm gì cả.

Vậy Lập dự toán để làm gì ? và tại sao phải lập dự toán ? Tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này qua các lợi ích của việc lập dự toán mang lại dưới đây: 

1. BIẾT CHÍNH XÁC TỔNG CHI PHÍ XÂY DỰNG

Biết được chính xác chi phí cho từng hạng mục, công việc từ đó điều chỉnh, cân đối bỏ đi các công việc không cần thiết – Giúp chủ động kinh phí và tối ưu chi phí cho từng hạng mục công việc.

2. BIẾT RÕ TỔNG VẬT TƯ ĐỂ NHẬP VỀ

Trong xây dựng việc nhập vật tư, nhiều lần, nhập thiếu, nhập thừa đều làm phát sinh chi phí: nhập nhiều lần thì phát sinh chi phí vận chuyển; Nhập thiếu làm chậm tiến độ; Nhập thừa gây lãng phí. Lập dự toán sẽ giúp bạn hạn chế được điều này, bởi bạn chỉ cần căn cứ Bảng tổng hợp vật tư để chuận bị nhập số lượng và chủng loại vật từ phù hợp và vừa đủ.

3. GIÁM SÁT, TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC DỄ DÀNG

Bảng dự toán được lập trên cơ sơ đo bóc khối lượng, kích thước chính xác từ bản vẽ thiết kế thi công nên khi giám sát thực hiện, bạn kết bản vẽ thiết kế và bảng dự toán được lập rất dễ dàng phát hiện khi có sai sót để kịp thời điều chỉnh.

4. NẮM ƯU THẾ KHI ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG

Việc nắm rõ chi phí để thực hiện, nắm rõ chi tiết khối lượng công việc, nắm rõ khối lượng vật tư phải cung cấp giúp bạn dễ dàng đưa ra mức giá đàm phán và các ràng buộc hợp đồng về vật tư, tiến độ đảm bảo quyền lợi.

5. VAY VỐN NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG

Trong trường hợp bạn cần vay vốn qua ngân hàng thì Bảng dự toán được lập chính là cơ sở để ngân hàng duyệt vay vốn. Khi bạn đã lập dự toán thì việc vay ngân hàng sẽ rất dễ dàng được duyệt nhanh chóng.

6. DỄ DÀNG PHÂN CHIA GÓI THẦU, GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

Một công trình xây dựng được phân chia ra từng gói thầu (Phần móng; Phần thô; Phần hoàn thiện, phần nội thất ….) sẽ giúp bạn dễ dàng giám sát thực hiện, lựa chọn đơn vị thi công có năng lực theo từng gói thầu cụ thể và đơn giá hóa trong quá trình triển khai, đảm bảo tiến độ thực hiện.

Bây giờ thì chắc chắn bạn đã có thể tự trả lời được câu hỏi Lập dự toán để làm gì và tại sao phải lập dự toán rồi đúng không ạ.

Công ty TNHH Phát triển Thảo Chi

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng